Stress nhiệt là vấn đề phổ biến thường xảy ra ở các trại chăn nuôi vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao gia cầm rất dễ bị stress, đặc biệt đối với gà thịt và gà đẻ thương phẩm, gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và năng suất chăn nuôi. Do đó người chăn nuôi cần quan tâm đến vấn đề này để tránh stress nhiệt cho đàn gia cầm.
Nguyên nhân dẫn đến stress nhiệt
Nhiệt độ tăng cao làm cho vật nuôi phải tăng tần số hô hấp nhằm bài thải nhiệt, quá trình này làm tiêu tốn năng lượng đồng thời làm mất cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt.
Độ ẩm cao dẫn đến quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể gia cầm và môi trường sẽ bị hạn chế, tăng nguy cơ stress nhiệt.
Tác động của stress nhiệt đối với gia cầm
– Giảm lượng thức ăn tiêu thụ.
– Giảm tăng trưởng.
– Giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
– Giảm sản lượng trứng, chất lượng trứng, chất lượng thịt.
– Tăng tỷ lệ nhiễm các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp.
– Tăng tỷ lệ chết.
Các bieur hiện của gia cầm khi bị stress nhiệt
– Tăng tần số hô hấp, thở hổn hển, há miệng ra để thở.
– Mệt mỏi, ủ rũ, ít vận động, thường dang rộng cánh để bài thải nhiệt.
– Uống nhiều nước và giảm ăn.
– Một số đàn có hiện tượng cắn mổ nhau dẫn đến stress diễn ra nặng hơn.
Một số giải pháp kiểm soát khi
A. Quản lý hệ thống chuồng nuôi
Cung cấp hệ thống thông gió đầy đủ phù hợp với số lượng gia cầm.
Định kỳ kiểm tra hệ thống quạt hút đảm bảo quạt luôn hoạt động tốt đồng thời điều chỉnh tốc độ quạt hút cho phù hợp. Đối với trại hở không sử dụng hệ thống quạt hút có thể dùng quạt gió kích thước lớn để kiểm soát độ thông thoáng trong chuồng nuôi.
Sử dụng tấm làm mát, giàn mát hoặc hệ thống phun sương nhằm kiểm soát nhiệt độ trong chuồng.Điều chỉnh mật độ vật nuôi phù hợp để tăng độ thông thoáng của chuồng giúp gia cầm bài thải nhiệt dễ dàng hơn khi nhiệt độ tăng cao.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch, mát cho đàn gia cầm.
B. Điều chỉnh dinh dưỡng
1. Chất béo dầu
Bổ sung thêm chất béo vào khẩu phần ăn là một phương pháp giảm sự sản sinh nhiệt có trong thức ăn vì chất béo có mức sinh nhiệt thấp hơn so với protein, carbonhydrate. Hàm lượng chất béo có thể tăng 2-3% để thay thế một phần năng lượng từ tinh bột đồng thời đảm bảo rằng chất béo phải có chất lượng tốt và ổn định với chất chống oxy hóa.
2. Aminoacid và protein thô
Stress nhiệt ảnh hưởng rõ rệt đến nhu cầu sử dụng amino acid. Việc tăng hàm lượng amino acid trong khẩu phần ăn giúp cải thiện năng suất đồng thời khi cung cấp lượng amino acid cân đối với hàm lượng protein thô sẽ giúp giảm thiểu sự mất năng lượng và giúp gia cầm chống chọi với vấn đề stress nhiệt.
3. Cải thiện khả năng tiêu hóa
Sử dụng các nguyên liệu thô chất lượng và các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi như enzyme và phytogenics giúp nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn. Điều này có thể làm giảm việc sử dụng năng lượng cho quá trình trao đổi chất từ đó năng lượng được tập trung nhiều hơn cho mục đích tăng trưởng.
4. Quản lý thức ăn và nước uống
Việc phân bố thích hợp số lượng máng ăn và máng uống là điều rất quan trọng, việc cung cấp thức ăn ở thời điểm nhiệt độ thấp có thể giúp giảm stress và cải thiện năng suất chăn nuôi.
Đối với gà thịt
Việc giảm bớt lượng thức ăn giúp giảm sinh nhiệt và giảm tỷ lệ chết. Tuy nhiên điều này có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng và kéo dài thời gian xuất chuồng.
Do đó có thể đưa ra chương trình cho ăn kép bao gồm khẩu phần ăn giàu protein trong điều kiện nhiệt độ thấp và khẩu phần ăn giàu năng lượng ở điều kiện nhiệt độ cao hơn. Điều này giúp duy trì cân bằng dinh dưỡng theo tỷ lệ thích hợp của 2 chế độ ăn trên.
Đối với đẻ
Việc hạn chế một phần thức ăn hoặc khẩu phần ăn được kiểm soát sẽ giảm bớt tác hại của stress nhiệt đối với năng suất trứng. Thay đổi thời gian cho ăn từ 2 lần xuống chỉ còn 1 lần mỗi ngày cũng có lợi cho năng suất đẻ. Thời điểm tốt nhất để cho gà đẻ ăn là vào buổi chiều tối.
5. Thức ăn bổ sung
Sử dụng một số chất phụ gia thức ăn chăn nuôi như betaine, enzyme, chất chống oxy hóa, chất kết dính độc tố nấm mốc, phytogenics và chế phẩm sinh học để giảm bớt ảnh hưởng của stress nhiệt.
6. Vitamin
Nhu cầu sử dụng vitamin hàng ngày của gia cầm có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao do giảm lượng thức ăn tiêu thụ và những tác động của stress. Stress nhiệt cũng ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, làm tăng nồng độ cortisol và nhu cầu về vitamin. Bổ sung acid ascorbic thông qua thức ăn hoặc nước uống trong thời điểm này giúp hạn chế sự tăng nhiệt độ cơ thể, kích thích sự tăng trưởng của gia cầm thịt, cải thiện chất lượng thân thịt và giúp tăng tỷ lệ đẻ của gia cầm. Ngoài ra bổ sung vitamin A và vitamin E giúp nâng cao hiệu quả chống oxy hóa và chức năng miễn dịch.
7. Cân bằng acid và bazo
Khi stress nhiệt, gia cầm thở hổn hển và mất quá nhiều carbon dioxide, độ pH trong máu và sự cân bằng axit – bazo của gia cầm có thể bị ảnh hưởng.
Việc bổ sung natri bicarbonate (0.5%) vào thức ăn hoặc nước uống có thể nâng cao năng suất trong điều kiện stress nhiệt. Cùng với bicarbonate, các chất điện giải như natri và kali được bài tiết qua nước tiểu có thể ảnh hưởng đến cân bằng điện giải. Việc bổ sung các chất điện giải giúp duy trì sự cân bằng thẩm thấu.
8. Bổ sung khoáng vi lượng
Trong điều kiện stress nhiệt, các chất khoáng vi lượng có thể được bài tiết với lượng cao hơn. Tỷ lệ tích lũy mangan, đồng và kẽm thấp hơn ở gia cầm con được nuôi ở môi trường nhiệt độ cao, do đó bổ sung khoáng chất có thể làm giảm hậu quả của stress nhiệt và có lợi cho năng suất chăn nuôi. Là một khoáng chất vi lượng cần thiết, selen cũng được biết đến là một chất chống oxy hóa hiệu quả.
9. Một số sản phẩm giúp hạn chế stress nhiệt
Vitalyte oral, Nutri life,….
Phòng kỹ thuật Greentech tổng hợp.