STRESS NHIỆT ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI VẬT NUÔI? BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG STRESS NHIỆT

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi theo mùa, nhiệt độ trong ngày cũng thay đổi rõ rệt. Mùa nóng đỉnh điểm có khả năng nhiệt độ lên đến 40oC, gây ra hiện tượng stress nhiệt trên vật nuôi. Stress nhiệt ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi tăng tỷ lệ bệnh, giảm năng suất, giảm khả năng sinh sản và sản lượng trứng sữa. . Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp để phòng chống hậu quả do stress nhiệt gây ra nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi.

Mời bà con theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về stress nhiệt và cách phòng chống stress nhiệt trong chăn nuôi.

1. Stress nhiệt là gì:

Stress nhiệt là hiện tượng nhiệt độ môi trường xảy ra chênh lệch lớn hơn với vùng nhiệt độ trung hòa của cơ thể vật nuôi, gây mất cân bằng về các chỉ số sinh lý trong cơ thể.

Vùng nhiệt độ trung hòa là vùng nhiệt độ mà môi trường ở ngưỡng tốt nhất để giúp cơ thể vật nuôi có điều kiện sinh trưởng phát triển tốt nhất, đạt năng suất tối đa mà không chịu tác động bởi các yếu tố gây stress nhiệt. Tùy thuộc vào loài vật nuôi, độ tuổi, giống, lượng thức ăn ăn vào, thành phần thức ăn, sức sản xuất, điều kiện chuồng nuôi khác nhau sẽ có vùng nhiệt độ trung hòa khác nhau.

Stress nhiệt xảy ra khi các yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió quá cao hoặc quá thấp, kiểu chuồng nuôi không phù hợp,… đều là nguyên nhân chính dẫn đến stress nhiệt. Ngoài ra, phải kể đến các yếu tố từ vật nuôi như: giống, độ tuổi, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cũng có khả năng gây stress nhiệt cho vật nuôi.

2. Stress nhiệt ảnh hưởng như thế nào đến vật nuôi?

Stress nhiệt gây ra cho vật nuôi những biểu hiện sau: sốc, mệt mỏi, lừ đừ, chóng mặt, thân nhiệt tăng trên mức bình thường, đổ mồ hôi, nhịp hô hấp và nhịp tim tăng, uống nhiều nước và có thể chết.

* Trên heo: thân nhiệt bình thường ổn định ở 39oC, khi bị stress nhiệt chúng phải giải tỏa nhiệt để duy trì thân nhiệt ở mức này. Phương thức tỏa nhiệt của heo là: tăng nhịp thở, tăng tiếp xúc với các bề mặt có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể như nằm phẳng trên sàn, hoặc tắm trong nước, kể cả trong phân và nước tiểu.
– Với heo nái: chậm động dục, phối giống khó thụ thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi, chết phôi, gây sảy thai, chết lưu khi nhiệt độ môi trường kéo dài liên tục giai đoạn đầu của thai kỳ và trên ngưỡng 32℃.
– Với heo con: tỉ lệ chết (trước khi cai sữa) có thể đến 30% khi nhiệt độ môi trường ở ngưỡng 37 – 43℃.
– Với heo đực:  chất lượng tinh trùng kém (giảm hoạt lực đến 50 – 60%, kéo dài 2 – 6 tuần), giảm khả năng thụ thai và số lợn con sinh ra/ lứa.

* Trên gà: khi nhiệt độ cao, cơ thể bắt đầu thay đổi: xả cánh, để hạn chế mất nhiệt, giảm hoạt động, tăng tích nước và giảm ăn, 75% năng lượng trao đổi trong cơ thể được chuyển thành nhiệt để bù cho sự mất nhiệt. Đặc biệt, khi bị stress nhiệt, gà thường cắn mổ nhau dẫn đến chảy máu thậm chí là chết.

– Khi nhiệt độ môi trường >32℃: gây giảm lượng thức ăn ăn vào, giảm tăng trọng, giảm sản lượng trứng, trọng lượng trứng, vỏ mỏng
– Khi nhiệt độ môi trường khoảng 35 – 38℃: ngừng đẻ ở gà đẻ, gà thịt giảm tăng trọng, ngừng sinh trưởng
– Khi nhiệt độ môi trường >39℃: có thể gây chết gà

* Trên bò: dễ bị stress nhiệt hơn người, mặc dù bò cũng có biên độ chịu nóng rộng như người. Bò có cân nặng (>500 kg) hoặc da sẫm màu dễ bị stress nhiệt hơn so với bò nhẹ cân.

– Đối với bò sữa: giảm năng suất và chất lượng sữa, giảm tỉ lệ thụ thai, nang trứng giảm kích cỡ và sự phát triển, dễ chết phôi, giảm kích thước và sự phát triển bào thai; giảm hoạt động: nghỉ ngơi nhiều, ăn ít, uống nhiều nước, giảm nhai lại,. Ngoài ra, còn có biểu hiện giảm các hoạt động tính dục, tỷ lệ đậu thai giảm và khả năng sinh sản kém khi nhiệt độ môi trường lên khoảng 32,2℃.

 

Ngoài ra, khi bị stress nhiệt vật nuôi sẽ tìm cách giảm sản sinh nhiệt trong cơ thể bằng cách giảm lượng thức ăn ăn vào. Gây ảnh hưởng cho sức khoẻ vật nuôi, như: Giảm sức sinh trưởng, giảm độ ngon miệng (có thể đến 20%), giảm năng suất sữa, giảm khả năng cho thịt và kéo dài thời gian đạt khối lượng xuất chuồng. Trong trao đổi chất, stress nhiệt làm thất thoát những chất khoáng như; K, Na, P, Mg, Zn…

 

3. Biện pháp phòng chống stress nhiệt

Phòng chống tác động của stress nhiệt trong chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng, giúp nâng cao năng suất thịt, sữa, sinh sản, giảm các bệnh về đường hô hấp, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

3.1 Cung cấp đủ nước uống theo nhu cầu cho vật nuôi.

Cung cấp đầy đủ nước, tạo điều kiện để vật nuôi tự điều hòa thân nhiệt một cách tốt nhất, tốt nhất nên cho vật nuôi uống nước lạnh hoặc bể nước, máng uống nên có mái che. Chất lượng nước phải bảo đảm sạch, mát (nhiệt độ nước thích hợp trong khoảng 18-22oC) sẽ giúp vật nuôi giảm tác động của nhiệt tốt hơn.

3.2 Xây dựng chuồng trại thông thoáng mát mẻ

– Chọn nơi khô ráo thoáng mát để làm chuồng trại, tránh ánh nắng trực tiếp vào vật nuôi, nên trồng thêm các loại cây lâu năm, tán rộng trong trại để tạo bóng râm.

– Trang bị hệ thống điều hòa không khí trong chuồng như hệ thống phun sương, phun mưa trên mái, quạt mát hoặc tốt nhất là xây chuồng kín có hệ thống làm mát.

– Chủ động kiểm soát nhiệt độ trong chuồng, hạn chế chênh lệch nhiệt độ trong chuồng quá cao vào các thời điểm trong ngày.

*Với heo được nuôi trong chuồng kín, khi nhiệt độ không khí trên 30℃, cần có quạt thông gió và phun sương, mỗi heo nái cần 18m3 không khí lưu thông/phút; theo kinh nghiệm, cứ phun sương 1 phút, ngừng 14 phút để cho hơi nước và sức nóng bốc hơi hết khỏi cơ thể. Có thể tạo những hố tắm, bể tắm cho heo.

* Với Bò sữa, bò thịt nuôi nhốt cần tắm chải thường xuyên sẽ hạn chế được nguyên nhân gây stress nhiệt và giúp vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
* Với gà, ngoài trang bị hệ thống làm mát trong chuồng, nên có sân chơi rộng rãi để giảm mật độ gà khi nhiệt độ môi trường tăng cao giúp hạn chế stress nhiệt.

Hệ thống phun sương gắn chuồng làm mát vật nuôi

3.3 Bổ sung điện giải

Stress nhiệt sẽ gây rối loạn trao đổi chất, mất cân bằng chất điện giải gây đột quỵ trên vật nuôi, vì vậy vào thời điểm nắng nóng kéo dài cần bổ sung một trong các sản phẩm tăng cường điện giải giúp vật nuôi cân bằng chất điện giải, cân bằng nhiệt, chống mất nước, nâng cao sức đề kháng, giảm stress nhiệt hiệu quả. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Nên sử dụng một số sản phẩm sau:

      Vitalyte KC (Giải nhiệt – Chống mất nước)             Vitamin C30% (Giải nhiệt – Tăng đề kháng)

3.3 Bổ sung dưỡng chất

Khi  stress nhiệt xảy ra, vật nuôi giảm ăn hoặc ngừng ăn dẫn đến giảm tăng trọng, cần phải giảm lượng chất xơ ăn vào và tăng cường bổ sung các vitamin, khoáng, axit amin, men tiêu hóa nhằm bổ sung phần thiếu hụt do lượng thức ăn ăn vào giảm mạnh.

Một số sản phẩm khuyến nghị như sau: Liver max (betaine), Orgamin, ADE Bcomplex, Biozyme, Multivit,…

Liver Max – Chứa Betain giúp phòng chống stress nhiệt

                                 Orgamin                                                                   Multivit                                 

       

                                 ADE B.complex                                                        Biozyme

Stress nhiệt có ảnh  hưởng trực tiếp đến hiệu quả, năng suất chăn nuôi, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến vật nuôi như giảm sức đề kháng của vật nuôi, giảm khả năng sinh sản và chất lượng sữa. Vì vậy bà con cần quan tâm đúng mức đến đàn vật nuôi, có biện pháp tối ưu nhất về chuồng trại, cách chăm sóc nuôi dưỡng để hạn chếvà khắc phục stress nhiệt một cách có hiệu quả. Nguồn: Ths. Phạm Đức Vũ

Mong những biện pháp trên sẽ góp phần giúp bà con hạn chế stress nhiệt một cách hiệu quả, giúp vật nuôi khỏe mạnh phát triển tốt, mang lại năng suất cao.
Vetcenter Chúc bà con chăn nuôi đạt lợi nhuận cao.