BỆNH NEWCASTLE TRÊN GÀ – NEWCASTLE DISEASE (ND)

Bệnh Newcastle hay còn được gọi là bệnh gà rù/ dịch tả gà là một bệnh do Newcastle Disease Virus gây ra, bệnh truyền nhiễm cấp tính, khả năng lây lan rất cao. Là mối đe dọa nghiêm trọng cho nền chăn nuôi gà không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tỷ lệ chết lên đến 100%. Hiện nay bệnh đã có vaccin phòng bệnh tương đối hiệu quả, tuy nhiên, với tình hình thời tiết, môi trường hiện tại, việc chủng ngừa vaccin có thể đạt hiệu quả chưa cao. Kính mời quý bà con tham khảo bài viết sau đây để nắm rõ hơn về bệnh ND và phương hướng phòng bệnh đạt hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh Newcastle

Bệnh do Virus Newcastle Disease gây ra, gây bệnh trên đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh.

Vetcenter - Nguồn: thepoultrysite.com
Cấu tạo virus Newcastle Disease. Nguồn: thepoultrysite.com
  • Là 1 ARN virus, sợi đơn, có vỏ bọc bằng lipid
  • Thuộc họ Paramyxoviridae, Họ phụ Paramyxovirinae, Giống Rubulavirus, Loài Newcastle Disease Virus
  • Kích thước đường kính của hạt virus 100 – 500 nm
  • Dễ bị phá hủy bởi các tác nhân vật lý, hóa học
  • Sống lâu ở nhiệt độ thấp: 1 – 4oC tồn tại 3 – 6 tháng, (– 22)ºC tồn tại ít nhất là 1 năm
  • Trong phân gà (40ºC, khô), > 8 tuần; 3 tháng ở 20ºC-30ºC.
  • pH = 2 – 10, có khả năng gây nhiễm được nhiều giờ
    * Đặc tính chịu nhiệt của các chủng virus Newcastle có khả năng di truyền. Các chủng này có thể tồn tại ở 25-30ºC/2-3 tháng (Nguyễn Bá Hiên, 2009).
  • Chết nhanh (< 24 giờ) trong xác chết, thịt thối rữa, phân ủ kỹ.
  • Trên nền chuồng, ổ rơm ẩm ướt chết nhanh chóng
  • Các chất sát trùng thông thường như: suds 2%, formol 1%, crezil 5%, sữa vôi 10% tiêu diệt virus nhanh chóng

NDV chia thành 3 nhóm

1) Cường độc (Velogene)

  • Thời gian chết phôi < 60 giờ
  • Tính hướng phủ tạng (VVND – Viscerotropic Velogenic Newcastle Disease) dạng của Doyle
  • Tính hướng phổi (pneumotropes) và thần kinh (neurotropes) như Thể hô hấp – thần kinh (Beach mô tả).

2) Độc lực vừa (mesogene)

  • Thời gian gây chết phôi trong vòng 60 – 90 giờ
  • Tính hướng phổi và có thể có dấu hiệu thần kinh (Beaudette)

3) Độc lực yếu (Lentogene)

  • Không gây chết phôi hoặc làm chết phôi khoảng > 90 giờ
  • Có tính hướng phổi (Hitchner)
  • Thể ruột không có triệu chứng, nhiễm trùng ruột là chủ yếu

Truyền nhiễm

  • Trên 250 loài chim nhạy cảm với NDV trong điều kiện tự nhiên và thí nghiệm
  • Đã phân lập được NDV từ chim hoang dã lẫn gia cầm ở khắp nơi trên thế giới
  • Trong thiên nhiên, gà là loài cảm thụ mạnh nhất. Gà càng non thì cảm thụ với virus càng mạnh
  • Chó, mèo, chồn, chuột… có thể thải virus ra bên ngoài khoảng 72 giờ sau khi ăn xác chết bị bệnh.
  • Người có thể bị bệnh nhẹ là viêm kết mạc mắt. Bài thải virus qua nước bọt, nước tiểu
  • Trên gà: khi chng vaccine bài thi virus sau 6-9 ngày (Kapczynski, 2005).
  • Vt, chim cc chim bcâu thi gian bài thi dài hơn (Erickson,1977).
  • Gà mbbnh-> trng mang virus-> chết phôi (Lancaster, 1975) hoc gà con bài thi virus qua phân (Chen, 2002)
  • Rui là vector truyn bnh (Chakrabarti, 2007)

* Chất chứa căn bệnh

  • Phổi và não là nơi chứa virus nhiều nhất
  • Ngoài ra, hầu hết các cơ quan phủ tạng, các chất bài tiết đều chứa căn bệnh, máu chứa virus nhưng không thường xuyên.

* Đường xâm nhập

  • Chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa
  • Có thể qua niêm mạc

Triệu chứng

Thời gian nung bệnh trung bình 5 – 6 ngày nhưng có thể thay đổi từ 2 – 15 ngày

1) Hướng nội tạng (thể Doyle)

  • Xuất hiện đột ngột
  • Buồn bã, sốt cao 43ºC, bỏ ăn khát nước, khó thở, kiệt sức dần và chết sau 4 – 8 ngày.
  • Có thể phù ở các mô xung quanh mắt và đầu
Vetcenter – Gà buồn bã, sốt cao, bỏ ăn, khát nước, khó thở, có thể phù mắt và đầu
  • Phân lỏng màu xanh, thỉnh thoảng có vấy máu
Phân lỏng màu xanh, thỉnh thoảng có vấy máu
  • Triệu chứng thần kinh: co giật, run cơ, vẹo cổ, ưỡn mình ra sau, liệt chân và cánh.
  • Tử số lên đến 100%

2) Hướng hô hấp – thần kinh (thể Beach)

  • Chủ yếu ở Mỹ nên còn được gọi là thể Mỹ
  • Bệnh xuất hiện 1 cách bất thình lình và lan truyền 1 cách nhanh chóng
  • Thở khó, ngáp gió và ho
  • Giảm ngon miệng, giảm đẻ hoặc ngừng đẻ
  • Phân không thấy tiêu chảy (không giống với thể Doyle)
  • Sau 1 đến 2 ngày hay chậm hơn có thể xuất hiện các dấu hiệu thần kinh
  • Tỷ lệ mắc bệnh 100%
  • Tỷ lệ chết thay đổi: gà lớn có thể chết khoảng 50%
  • Gà nhỏ chết lên đến 90%
  • Bệnh hô hấp ở những gà trưởng thành: ho
  • Giảm ngon miệng, giảm sản xuất trứng có thể kéo dài trong nhiều tuần
  • Triệu chứng thần kinh có thể có nhưng không thường xuyên
  • Tỷ lệ chết thường thấp ngoại trừ những gà con nhạy cảm

3) Thể Hitchner

  • Hiếm gặp bệnh trên gà trưởng thành
  • Dấu hiệu hô hấp (âm rale) khó thấy
  • Tỷ lệ chết thấp
  • Gà nhỏ mẫn cảm với bệnh -> bệnh hô hấp nặng hơn gà lớn
  • Thường xuất hiện khi có nhiễm trùng kế phát, tỷ lệ chết có thể lên đến 30%.
  • Không có dấu hiệu thần kinh

Bệnh tích

Hướng nội tạng (Viscerotropes – thể Doyle)

  • Bệnh tích đặc trưng của bệnh là xuất huyết đỏ đậm kết hợp với hoại tử trên các mảng lympho của thành ruột và ngã ba van hồi manh tràng (hạch amygdale)
  • Xuất huyết trên bề mặt các tuyến của dạ dày tuyến.
Bệnh tích xuất huyết trên thành ruột, ngã ba van hồi manh tràng,dạ dày tuyến, trực tràng, hậu môn.
  • Có thể xuất huyết trên dạ dày cơ.
  • Xuất huyết trực tràng, hậu môn
  • Virus gây tn thương hthng sinh sn.
  • Xut huyết và làm blòng đỏ vào trong xoang bng, nhng nang trng trong bung trng mm nhão và thoái hóa.

Cùng với các thể khác của ND, bệnh tích trên đường hô hấp như:

  • Tích dịch viêm ở mũi, thanh quản, khí quản
  • Xuất huyết, xung huyết khí quản
  • Có thể viêm phổi
  • Túi khí dày đục nhất là ở gà con có thể tích dịch viêm và casein

Phòng bệnh

Thực hiện an toàn sinh học

  • Chú trọng an toàn sinh học, công tác quản lý vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường nuôi sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, kín về mùa đông, tránh gió lùa, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, kiểm soát côn trùng tránh mang mầm bệnh lây lan.
  • Thường xuyên bổ sung các vitamin, axit amin, khoáng… phù hợp để tăng cường sức đề kháng cho gà.
  • Hạn chế tối đa các tác nhân gây stress cho gà, đặc biệt trong thời điểm nắng nóng cần có biện pháp chống nóng.

Chủng ngừa vaccine

Do bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gà nên việc điều chế vaccine được đặc biệt chú ý. Phòng bệnh bằng vaccine tùy thuộc vào tình hình dịch tễ và áp lực bệnh: Có hai loại vaccine: sống (nhược độc) và chết (bất hoạt)

1) Sống nhược độc

  • Độc lực yếu (live lentogene)
    HB1, La –Sota, chịu nhiệt: sử dụng cho mọi lứa tuổi. Đường cấp: nhỏ mắt, nhỏ mũi, uống, tiêm bắp, chích màng cánh hay phun sương
  • Độc lực trung bình (live mesogene)
    Vaccine M (Mukteswar) chỉ chủng ngừa cho gà từ 2 tháng tuổi trở lên. Đường cấp: tiêm dưới da, bắp

2) Vaccine chết (Killed vaccine, Inactivated)

  • Virus vaccine được bất hoạt bằng formol, crystal violet, propiolactone.
  • Chất bổ trợ là keo phèn hay phèn chua hoặc nhũ tương dầu
  • Thường chủng ngừa cho gà đẻ hay tiêm kèm với vaccine sống trong khu vực nguy cơ mắc bệnh cao. Đường tiêm dưới da, bắp.

    Tài liệu tham khảo: ĐH Nông Lâm

 

Trên đây là một số thông tin về bệnh gà rù/ dịch tả gà ND. Liên hệ ngay với VETCENTER để chúng tôi có thể tư vấn sản phẩm và kỹ thuật hỗ trợ bà con trong chăn nuôi.