Bệnh nấm diều trên gà

Gà bị bệnh nấm diều ở không chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết mà hệ quả sau khi nhiễm bệnh cũng rất nguy hiểm dù con gà đó đã được điều trị khỏi.

Bệnh nấm diều

Nguyên nhân do một loại nấm men có tên là Candida albicans gây ra. Bình thường loại nấm men này có mặt sẵn trong đường tiêu hóa của gà nhưng không gây bệnh.

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm, Candida albicans tìm cơ hội nhân lên và gây ra các tổn thương trên đường tiêu hóa, hô hấp thậm chí nó còn có thể gây nhiễm trùng da, lông, mắt và đường sinh sản.

Trong thực tế, có thể do bệnh này rất dễ điều trị khỏi nên đa phần mọi người không quá để tâm hay lo ngại. Tuy nhiên, thiệt hại mà bệnh nấm diều ở gà gây ra không chỉ là những thiệt hại có thể nhìn thấy bằng mắt hay đo đếm được ngay lúc đó như: tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết…

Hệ quả sau khi nhiễm bệnh nấm diều dù con gà đó đã được điều trị khỏi như: khả năng hấp thu kém, tốc độ tăng trọng giảm, năng suất chăn nuôi giảm, ống tiêu hóa tổn thương tạo cơ hội cho các mầm bệnh khác xâm nhập…

Cách mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh nấm diều ở gà.

Các nguyên nhân làm suy giảm miễn dịch hay yếu tố có lợi cho Candida albicans phát triển và nhân lên trong cơ thể:

– Diều bị “rỗng” quá lâu (trong diều không có thức ăn).

– Vệ sinh kém: dụng cụ chứa nước, thức ăn → nhiễm nấm từ ngoài môi trường.

– Sử dụng kháng sinh (loại phổ rộng như cyclinesphenicolpenicilline bán tổng hợp A hay các steroids) trong một khoảng thời gian quá dài → nấm phát triển luôn trong đường tiêu hóa và gây ra bệnh nấm diều ở gà.

– Kế phát từ một số bệnh đường tiêu hóa.

– Do thức ăn bị nhiễm nấm.

– Thiếu Vitamin A.

– Suy dinh dưỡng.

– Stress trong khi vận chuyển hoặc do môi trường.

Khi một trong các nguyên nhân trên xảy ra làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, đồng thời ức chế các vi sinh vật có lợi → tạo điều kiện cho Candida albicans phát triển và nhân lên trong niêm mạc của khoang miệng, thực quản cũng như diều gà.

Lớp biểu mô ngoài cùng của các cơ quan trên bị nấm men làm tổn thương và phá hỏng → Tăng sinh lớp màng giả trong khoang miệng (gọi là màng bạch hầu giả), thực quản, diều → gây ra các triệu chứng, bệnh tích tương ứng như: gà nên, giảm ăn, niêm mạc miệng và diều có mảng bám màu trắng…

Triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh nấm diều ở gà.

Các triệu chứng bệnh tích theo thứ tự từ miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến đến ruột.

Miệng, thực quản: Nhiễm trùng miệng, hôi miệng (hơi thở hôi), miệng có lớp mảng bám màu trắng có thể nhìn thấy được, giảm ăn. Niêm mạc miệng, thực quản có thể bị loét.

– Diều: Bên trong diều có thể xuất hiện lớp mảng bám hoặc các nốt mụn màu trắng. Trong diều chứa nước nhầy, hôi, chua và vật có thể bị nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua. Ủ rũ, giảm ăn, diều tăng sinh dày lên, các thức ăn trong diều bị nén chặt lại, dích lại.

Niêm mạc bên trong diều xuất hiện nhiều nốt mụn

– Dạ dày tuyến: sưng hoặc xuất huyết niêm mạc? Trên niêm mạc có dịch viêm nhầy và các khối mụn trắng?

– Ruột: Nếu nấm men theo nước, thức ăn xuống đến ruột → giảm hấp thu chất dinh dưỡng → suy dinh dưỡng, có thể thành nhiễm trùng mãn tính → gà ủ rũ, giảm ăn, tiêu chảy phân sống, mất nước → tỷ lệ chết thấp nhưng chậm lớn, năng suất toàn đàn giảm mạnh. Mổ khám thấy niêm mạc ruột non có bị viêm cata với nhiều dịch nhầy.

Lưu ý: một số triệu chứng, bệnh tích chính của bệnh nấm diều ở gà – gà nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua; tiêu chảy phân sống; gà có chậm lớn nhưng tỷ lệ chết thấp; niêm mạc miệng và diều có lớp màng màu trắng đục.

Diều chứa nhiều nước, có mùi chua.

Diều chứa nhiều nước, có mùi chua.

Tóm lại, hiểu được cơ chế gây bệnh chính là hiểu được bản chất của vấn đề tại sao Candida albicans lại gây ra các triệu chứng, bệnh tích như vậy. Từ đó làm tiền đề cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh nấm diều ở gà một cách hiệu quả nhất. Nguồn tham khảo: VietDVM