Hướng phòng và điều trị bệnh thương hàn trên gà do Salmonella gây ra.

Hướng phòng và điều trị bệnh thương hàn trên gà do Salmonella gây ra.

Mời bà con chăn nuôi cùng Vetcenter có cái nhìn tổng quát về Salmonella, vi khuẩn gây bệnh thương hàn trên gà để có phương hướng phòng và điều trị bệnh hiệu quả

1. Vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn trên gà là vi khuẩn gì?

Bệnh thương hàn gà là một loại bệnh truyền nhiễm thường thấy trên gà và gà tây do vi khuẩn Salmonella gây ra,

– Ở gà con (gọi là bệnh bạch lị): thường xảy ra t

hể cấp tính do Salmonella pullorum (Pulloru

m disease)

– Ở gà trưởng thành (gọi là bệnh thương hàn) thường ở thể cấp tính & mãn tính và do Salmonella gallinarum (Fowl Typhoid)

Vi khuẩn Salmonella là vi khuẩn G­­- thuộc họ vi khuẩn gây bệnh trên đường ruột Enterobacteriaceae, sản xuất nội độc tố, sức đề kháng (yếu) có thể tiêu diệt bằng các loại thuốc sát khuẩn thông thường.
Hình dạng: Trực khuẩn mảnh, thon dài, 2 đầu tròn, kích thước 0,3 – 0,5 x 1 – 2,5mm, không di động, không giáp mô, không bào tử, hiếu khí, yếm khí tùy tiện, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp 37oC.

2. Vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn trên gà lây truyền như thế nào?

– Động vật cảm thụ với bệnh thương hàn trên gà chủ yếu là gà và gà tây. Ngoài ra, cút, trĩ, vịt, công, chim sẽ, chim hoàng yến cũng mẫn cảm. Và con mái sẽ dễ cảm nhiễm hơn con trống.

– Chất chứa căn bệnh

  • Trên gà con: máu, phủ tạng, lòng đỏ không tiêu
  • Trên gà lớn:
    Con mái ♀♀: ống dẫn trứng, buồng trứng, phủ tạng và phân
    Con trống ♂♂: dịch hoàn và phủ tạng
    Gà bệnh đẻ trứng, tỷ lệ vi khuẩn nhiễm trong lòng đỏ cao hơn nhiễm phía ngoài vỏ trứng (tỷ lệ trứng nhiễm bệnh là 33%).

– Đường truyền lây bệnh

  • Đường lây nhiễm quan trọng nhất là qua trứng, gà mái mang vi khuẩn trong buồng trứng nên trứng đẻ ra bị nhiễm khuẩn.
  • Gà trống bệnh đạp mái -> gà mái bị lây bệnh -> trứng thụ tinh cũng bị nhiễm khuẩn.

  • Ngoài ra, lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc
    + Tiêu hóa: qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, dụng cụ chăm sóc, vận chuyển gà con, máy ấp, máy nở
    + Tiếp xúc: giữa gà bệnh và gà lành

3. Bệnh thương hàn trên gà có triệu chứng và bệnh tích điển hình như thế nào?

Triệu chứng trên gà con
– Thường ở thể cấp, xảy ra trên gà <3 tuần tuổi
– Phôi không đạp bể vỏ -> chết
– Nở -> rất yếu và chết
– Gà bệnh ốm yếu, nhỏ hơn gà khác khỏe mạnh

– Gà bệnh có biểu hiện
+ Bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu
+ Xù lông, xã cánh, nhắm mắt, tụ lại thành từng đám

+ Phân trắng bết vào hậu môn

+ Có đốm casein trắng đục trong nhãn cầu hay có điểm mờ đục trong giác mạc.


+ Có thể viêm khớp
+ Tỷ lệ chết cao vào giữa tuần 1 đến giữa tuần 3

Triệu chứng trên Gà lớn
Thể cấp tính
– Bất thình lình giảm ăn
– Mệt mỏi, gục xuống
– Xù lông, mào tái nhợt
– Giảm sản lượng trứng
– Trứng giảm khả năng ấp nở.
– Tỷ lệ chết cao trong 5 – 10 ngày
– Thân nhiệt 41 – 43oC (2 – 3 ngày)
– Tiêu chảy, suy yếu và mất nước
Thể mãn tính
– Mặt, mào và yếm tái nhợt
– Đẻ ít, không đều hay ngừng đẻ
– Trứng có vỏ xù xì, dính máu ở vỏ hay trong lòng đỏ
– Bụng xệ xuống do viêm phúc mạc chứa nhiều dịch chất
– Phân lúc bón, lúc tiêu chảy
– Gà ốm yếu, chết rải rác

Bệnh tích trên Gà con

– Lòng đỏ không tiêu, mềm nhão, màu xám xanh

– Lách sưng to 2 – 3 lần

– Gan sưng xuất huyết, hoại tử

– Phổi, tim, lách và thành dạ dày cơ có hoại tử
– Viêm màng bụng, màng bao tim có dịch rỉ viêm.
– Ruột viêm xuất huyết, manh tràng chứa đầy phân trắng
– Viêm khớp, có dịch viêm (dịch màu vành chanh hay vàng cam)

Bệnh tích trên Gà lớn

– Viêm buồng trứng và ống dẫn trứng
– Trứng méo mó, có nhiều màu sắc khác nhau:


+ Vàng sậm
+ Màu đồng đen
+ Dị hình
+ Kéo dài
+ Hay có cuống
-> Trứng có thể bị vỡ làm viêm phúc mạc

Gan sưng bở, có những đốm hoại tử
– Lách thận sưng lớn
– Viêm màng bụng, màng bao quanh gan, màng ngoài tim
– Ruột viêm hoại tử, có thể có loét
– Dịch hoàn có nốt hoại tử, màu đen,
– Thỉnh thoảng có casein ở phổi và túi khí
– Viêm khớp

 

4. Cách điều trị bệnh thương hàn trên gà như thế nào?

Dùng kháng sinh để điều trị nhưng chỉ làm giảm tỷ lệ chết mà không tiêu diệt căn bệnh một cách hoàn toàn
Kháng sinh
Streptomycine, nhóm tetracycline, enrofloxacin,…
Nhóm sulfonamide như sulfaquinoxalin (0,1% trộn thức ăn trong 2 – 3 ngày), ….
Liều phòng bằng ½ liều trị

5. Cách phòng bệnh thương hàn trên gà như thế nào?

a. Vệ sinh thú y:
(1) Cần chú ý đến vệ sinh của trạm ấp, trứng ấp, khay – Máy ấp và máy nở phải được sát trùng trước khi ấp bằng cách xông formol (2 phần) + KMnO4 (1 phần)
(2) Cùng vào, cùng ra
(3) Định kỳ kiểm tra ® loại bỏ những con dương tính
(4) Trộn kháng sinh trong thức ăn hay nước uống

b. Vaccine
– Autovaccine
– Vaccine sống đông khô S. gallinarum (Nobilis SG 9RIntervet)
Chủng ngừa cho gà đẻ lần đầu lúc 6 tuần tuổi
Tái chủng sau mỗi 12 tuần
Liều 0,2ml, dưới da cổ
Chú ý: tránh dùng kháng sinh có tác động toàn than trong vòng 7 ngày trước và 14 ngày sau khi chủng ngừa
Sau khi chủng ngừa phải tiêu độc dụng cụ, chai lọ và vaccine thừa.
Nguồn tham khảo: ĐH Nông Lâm

Trên đây là tổng quan về bệnh thương hàn trên gà, là bệnh phổ biến thường thấy trong quá trình chăn nuôi. Mong bà con chăn nuôi có thể hiểu rõ về bệnh hơn để phòng và trị bệnh cho hiệu quả.

Cùng Vetcenter tham khảo thông tin khác tại đây.

Chúc bà con chăn nuôi đạt hiệu quả và năng suất cao.