BỔ SUNG CHẤT KHOÁNG TRONG CHĂN NUÔI GÀ NHƯ THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP?

BỔ SUNG CHẤT KHOÁNG TRONG CHĂN NUÔI GÀ NHƯ THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP?

Chất khoáng tuy cần với tỷ lệ thấp nhưng có vai trò khá quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm.

Chất khoáng giúp gia cầm có cơ thể khỏe mạnh, cứng cáp; tham gia điều hòa hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể, cụ thể:

– Hình thành khung xương chắc khỏe ở gia cầm, tạo trứng, vỏ trứng dày cứng, như: Canxi – Phosphor

– Tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của cơ thể

– Tham gia vào quá trình tạo máu, như Fe, Cu, Co,…

– Tham gia tạo hệ đệm và men xúc tác cho các phản ứng trong cơ thể, như NaCl, K, Mg, Mn, Zn, I, Se,…

Nhu cầu khoáng của gia cầm non và hậu bị là 2 – 3%, ở gia cầm đẻ là 4 – 7% (do cần để tạo trứng)

– Khi thiếu hoặc thừa khoáng chất sẽ gây nên những tình trạng đặc trưng:

  • Canxi (Ca)

Thiếu: cơ thể gia cầm thiếu Canxi sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, lông xù, trứng mỏng vỏ, tình trạng cắn mổ lẫn nhau gia tăng.

Thừa Canxi (tỷ lệ 5% trong thức ăn) gây độc với những rối loạn trao đổi chất, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, có hiện tượng phù nề, tăng bài tiết Na và Mg, rối loạn thần kinh, gà đi đứng khó khăn, loạng choạng (bệnh gut).

  • Phosphor (P)

Thiếu: gây kém ăn ở gà con, chậm lớn, khối lượng xương giảm, xương mềm, mô sụn khó chuyển hóa thành xương, các xương bị cong.

Thừa: gây độc với tỷ lệ khoảng 3 – 5%.

  • Sắt (Fe)

Thiếu: ở mức thấp hơn 40mg/kg thức ăn sẽ gây thiếu máu do thiếu hồng cầu, màu sắc lông cũng bị thay đổi (trong thực tế ít gặp trường hợp thiếu Fe ở gia cầm vì nhu cầu thấp nên khẩu phần ăn có thể đáp đủ). Thừa: Fe gây độc khiến gia cầm còi xương, khớp biến dạng, xương bất thường.

  • Đồng (Cu)

Thiếu: ở mức thấp hơn 3 – 4mg/kg thức ăn sẽ làm giảm khả năng sử dụng Fe, giảm sức kháng bệnh, giảm hàm lượng của vitamin C và B12 trong cơ thể.

Thừa: sẽ gây tình trạng ngộ độc như loạn dưỡng cơ, mề bị bào mòn, tích nước trong mô, chất chứa manh tràng đen.

  • Muối (NaCl)

Thiếu: sẽ làm giảm tính ngon miệng, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu protein, gây cắn mổ và ăn thịt lẫn nhau,

Thừa: NaCl (trên 0,7%) sẽ gây tiêu chảy, phân ướt, thừa nhiều sẽ gây ngộ độc, khó thở, tim đập chậm, tiêu chảy phân đen, tích nước xoang bụng, chết nhanh.

  • Kali (K)

Thiếu: (thấp hơn 0,4 – 0,5%) làm gà con chậm lớn, có hiện tượng nhược cơ, chướng ruột, rối loạn nhịp tim.

Thừa: K (trên 1%) gây khát nước, sử dụng muối kém hiệu quả, máu cô đặc.

  • Coban (Co)

Thiếu ở mức thấp hơn 0,1mg/ kg thức ăn cho gia cầm non, 0,5mg/kg thức ăn cho gia cầm đẻ thường ít xảy ra trong chăn nuôi gia cầm vì thức ăn có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu.

  • Magie (Mg)

Thiếu: ở mức thấp hơn 0,6% sẽ gây tình trạng kém ăn, lông xơ xác, mọc chậm, gia cầm chậm lớn, loạn nhịp tim, giảm trương lực cơ gây run rẩy, co thắt diều, các muối Ca tích trong thận và tim, tỷ lệ chết cao.

Thừa: Mg cũng gây bệnh cho gia cầm, xuất hiện triệu chứng perosis, còi xương, vỏ trứng mỏng, rối loạn tiêu hóa, Ca bị thải mạnh theo phân.

  • Mangan (Mn)

Thiếu: ở gia cầm non sẽ gây hiện tượng sưng các khớp, xương bàn chân; ở gia cầm sinh sản năng suất đẻ giảm, vỏ trứng mỏng, tỷ lệ chết phôi cao. Nhu cầu về Mn ở gia cầm non là 30 – 40mg/kg thức ăn, gia cầm sinh sản là 25 – 30mg/kg thức ăn.

  • Kẽm (Zn)

Thiếu: gia cầm non chậm lớn, rụng lông, lông dễ gẫy, rối loạn nhiễm sắc tố, chân yếu, xuất hiện viêm da sừng hóa, năng suất trứng giảm, vỏ trứng mỏng và có hiện tượng sọc dưa, tỷ lệ ấp nở thấp. Nhu cầu Zn ở gia cầm là 50 – 70mg/kg thức ăn.

  • Iot (I)

Thiếu: ở gia cầm sẽ gây chết phôi, rối loạn sự phát triển phôi, giảm tỷ lệ ấp nở, gà con nở ra bị trụi lông, chịu lạnh kém, chậm phát triển, mọc lông chậm. Nhu cầu Iot cho gia cầm là 0,5mg/kg thức ăn.

Thiếu: ở gia cầm sẽ gây thoái hóa cơ trắng, tích nước xoang bụng và bao tim, giảm tỷ lệ ấp nở. Nhu cầu Se cho gia cầm là 0,1mg/kg thức ăn. Gia cầm không hấp thu được dạng Se nguyên chất. Vì độc tính của Se rất cao nên cần chú ý liều sử dụng và trộn thật đều trong thức ăn

Thừa: Se (5mg/kg thức ăn) sẽ gây tính trạng giảm đẻ, tỷ lệ ấp nở giảm, tỷ lệ gà con dị dạng cao, chậm lớn, thiếu máu và chết.

 

Trên đây là một số chất khoáng cần thiết trong chăn nuôi gia cầm. Bà con có thể tham khảo thêm thông tin về các chất dinh dưỡng khác qua bài viết: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO PHÙ HỢP TRONG CHĂN NUÔI GÀ

Với phương châm “Cải cách để thành công”, Vetcenter luôn mong muốn mang lại những sản phẩm giúp bà con chăn nuôi hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bà con. Cảm ơn bà con đã và đang quan tâm, mong bà con sẽ tiếp tục đóng góp để chúng tôi phát huy hơn nữa.