Bại liệt trên heo nái sau sinh – Nguyên nhân và biên pháp khắc phục

Bại liệt trên heo nái sau sinh

1. Bại liệt sau sinh là gì?

Bại liệt sau sinh là hiện tượng heo mẹ mất khả năng vận động đi lại sau thời gian sổ thai. Bệnh thường xảy ra ngay sau khi heo sinh hoặc trong giai đoạn mang thai.

Các biểu hiện thường thấy như: Chân sau run rẩy, khụyu xuống và không thể đứng dậy được, có thể liệt cơ hầu. Heo thở rất nhanh và sữa không thể tiết ra được có sự co thắt các cơ ở ống dẫn sữa làm bầu vú căng cứng, nhiệt độ cơ thể heo mẹ tăng cao có thể trên 41oC. Có thể dẫn đến chết.

 

2. Nguyên nhân gây bệnh:

Bại liệt trên heo nái là thường rất phức tạp và có rất nhiều nguyên nhân:

– Do hình thái thai: thai quá to, tư thế và chiều hướng của thai không bình thường

– Do dinh dưỡng: Thường là do sự thiếu hụt Calci so với bình thường. Trong trường hợp này cần phải theo dõi kỹ các triệu chứng lâm sàng và phân tích máu mới có thể chẩn đoán được chính xác bệnh. Do trong thời gian mang thai không cung cấp đầy đủ nhu cầu Calci, Phosho, thiếu vitamin D làm rối loạn quá trình vận chuyển Calci trong cơ thể gây thiếu hụt.

– Do tác nhân cơ học: Trong quá trình mang thai, sự di chuyển heo lên chuồng đẻ khiến heo dễ bị trượt ngã gây liệt chân; Quá trình thủ thuật kéo thai quá mạnh hay không đúng thao tác gây tổn thương thần kinh tọa dẫn đến heo mẹ bại liệt

– Do thời tiết: Nhiệt độ môi trường quá nóng trong thời gian heo nái gần sinh hay vừa sinh xong dễ gây ra hiện tượng bại liệt, heo không đứng lên được, chân sau run khi đứng, thở nhanh, sốt rất cao và chết rất nhanh do stress nhiệt.

– Do nhiễm một số vi khuẩn như: Clostridium perfigers, Streptocoocus suis, Listera monocytogenes,...

3. Biểu hiện bệnh

– Trường hợp nặng: Heo sốt cao (>41oC), thở nhanh, chân sau đứng không vững, thường dựa vào 2 bên thành chuồng làm điểm tựa để đứng dậy, heo có thể giãy dụa cố để đứng dậy, đi lại khó khăn, về sau không đứng lên được mà nằm bẹp một chỗ; chảy nước bọt, nuốt rất khó khăn, sau cùng heo có thể hôn mê và chết.

– Trường hợp nhẹ: co giật, chỉ thích nằm, nếu bệnh kéo dài, sẽ dễ bị loét từng mảng da phía tiếp xúc với nền chuồng; ủ rũ, kém ăn nhưng không bị hôn mê. Thường xuất hiện khoảng từ 2-5 ngày sau sinh, heo đi không vững và dần mất sữa.

– Bệnh thường kế phát với 1 số bệnh trên hệ tiêu hóa, hô hấp như: chướng bụng, đầy hơi, viêm phế quản cấp.

– Sau 3-4 tuần heo gầy dần và chết.

Tiên lượng:

Bệnh tiến triển rất nhanh, cần can thiệp kịp thời, nếu không heo có thể chết sau 10-24 giờ. Phát bệnh ngay sau sinh hoặc trong khi sinh điều trị rất khó khăn, tỉ lệ chết cao. Nên điều trị tích cực và kịp thời giúp heo vượt qua khỏi bệnh.

4. Biện pháp khắc phục

– Bổ sung đầy đủ nhu cầu Calci, Phospho, D3 trong giai đoạn mang thai

– Di chuyển heo mẹ cẩn thận trong giai đoạn mang thai, nền chuồng sạch sẽ, tránh trơn trượt sẽ tránh gây liệt chân trong thời gian mang thai; nên lót đệm rơm, rạ hay cỏ khô dày và sạch.

– Chuồng trại nên xây dựng hợp lý để có ánh sáng chiếu vào. Chú ý khâu vệ sinh sát trùng để tránh các bệnh phụ nhiễm

Nền chuồng sạch sẽ, tránh trơn trượt; nên lót đệm rơm, rạ hay cỏ khô dày và sạch

– Tiêm phòng đầy đủ các bệnh do virus và vi khuẩn.
– Xoay trở mình cho heo mẹ thường xuyên để tránh tụ máu bầm, hoại tử da và hạn chế kế phát với chướng bụng, đầy hơi. Nên can thiệp kịp thời, đúng kỹ thuật
– Tiêm gluconat calci / clorus canxi, kết hợp với vitamin B1, Strychnin.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh bại liệt trên heo nái sau sinh mà bà con chăn nuôi cần chú ý. Mong rằng Vetcenter sẽ hỗ trợ được bà con trong quá trình chăn nuôi.

Mời quý bà con tham khảo thêm các thông tin khác tại đây.