Với sự phát triển không ngừng của nền công nghệ sinh hóa trong chăn nuôi và dinh dưỡng của con người. Đã có nhiều thay đổi trong lợi ích của các acid amin. Bài viết cung cấp thông tin về các chức năng sinh lý của methionine và kiểm tra sự khác biệt về hiệu quả giữa các nguồn methionine khác nhau.
Methionine là gì?
Methionine là một acid amin thiết yếu cho vật nuôi, bởi nó không thể được sản xuất bởi chính vật nuôi. Đây là một axit amin rất quan trọng thiết yếu đối với sức khỏe và nhiều chức năng khác trong cơ thể vật nuôi. Có 3 nguồn methionine khác nhau có sẵn trong ngành chăn nuôi: DL-Methionine, L-Methionine và DL-HMTBA. DL-Methionine và DL-HMTBA được hấp thụ, chuyển hóa , chuyển đổi và sử dụng để cung cấp L-Methionine cho vật nuôi.
Methionine dạng bột ( DL-Methionine, L-Methionine) chiếm 60% lượng tiêu thụ của thị trường, là dạng ưu tiên của dạng trộn hỗn hợp (premix), các nhà sản xuất sữa bột.
– L-Methionine: vật nuôi tiết kiệm được năng lượng chuyển hóa, tuy nhiên giá thành khá đắt, thường được sử dụng cho nhân y.
– DL-Methionine: vật nuôi cần tiêu tốn nhiều năng lượng để chuyển hóa. Giá thành sản phẩm rẻ hơn nhiều sơ với L-Methionine. Ít được sử dụng cho người, vì có thể gây dị ứng.
Methionine là một amino acid có chứa lưu huỳnh cần thiết cho gia cầm khỏe mạnh và hiệu quả.
Trước đây, axit amin chỉ được đánh giá như một thành phần cấu thành protein. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự phát triển của nền công nghiệp hóa sinh trong nhiều lĩnh vực như: nuôi cấy tế bào, chức năng sinh lý của axit amin đã được xem xét lại và ứng dụng vào ngành thức ăn chăn nuôi để tối đa hóa sự phát triển của vật nuôi.
Sử dụng Methionine trong khẩu phần ăn gia cầm
Methionine bị hạn chế trong các nguồn protein thực vật. Trong khi đó, gia cầm cần có nhu cầu Methionine cao để phát triển lông vũ và chất lượng trứng. Vì vậy methionine luôn được xem làm amino acid thiết yếu đầu tiên đối với gia cầm. Ngoài ra, Methionine còn có nhiều chức năng sinh lý khác như: nguồn cung cấp methyl quan trọng cho các nhóm methyl (CH4) cần thiết cho sự trao đổi chất trong cơ thể, giảm stress oxy hóa trong cơ thể bằng cách tăng các hợp chất chống oxy hóa như glutathione.
Phụ gia Methionine được sử dụng trong gia cầm và các loại thức ăn khác là L-Methionine, D-Methionine. Tuy không có sự khác biệt về công thức phân tử, nhưng chúng khác nhau về dạng đồng phân quang học. Đồng phân D-Methionine và dạng khác cũng có thể được sử dụng, nhưng nó phải được chuyển hóa thành dạng L-Methionine thông qua phản ứng enzyme trong cơ thể.
Quy trình chuyển đổi từ D-Methionine sang L-Methionine
Sự chuyển đổi từ D-Methionine sang L-Methionine
Việc chuyển đổi D-Methionine cần sử dụng Enzyme DAAO – có nhiều trong gan và thận của gà con. Tuy nhiên, theo D`Aniello (1993), đôing vật nhỏ tuôi có lượng enzyme này khá thấp. Hoạt động của enzyme này năng lên theo quá trình phát triển của động vật. Nhưng phải mất một thời gian đáng kể để kích hoạt các mức đủ trong cơ thể (Hình minh họa 2).
Người chăn nuôi biết rằng hiệu suất tăng trưởng của gà thịt trong tuần đầu tiên có ảnh hưởng to lớn đến hiệu suất tổng thể. Gà sơ sinh có trọng lượng chỉ 40g và nó phải tăng trọng lượng lên 4.5 lần (tương đương 180g) sau 1 tuần để duy trì trọng lượng mục tiêu của ngày xuất chuồng đã được kế hoạch. Nếu trong tuần đầu trọng lượng gà ít hơn 10g, kết quả xuất chuồng có thể được giảm xuống 60 – 70g trong tuần thứ 5. Do đó, việc sử dụng đầy D-Methionine ở gà con phải được xem xét cẩn thận để tối đa hóa tăng trưởng trong giai đoạn đầu chăn nuôi.
Sự thay đổi hoạt động của D- Amino acid oxidase trong động vật (D`Aniello, 1993)
ẢNH HUỞNG CỦA METHIONINE ĐẾN ĐƯỜNG RUỘT
Glutathione đóng vai trò quan trong trong việc bảo vệ chống oxy hóa. Nó có khả năng ngăn chặn sự phá hoại thành tế bào đường ruột gây ra bởi các tác nhân oxy hóa như gốc tự do, peroxit và các kim loại nặng. Đặc biệt nồng độ Glutathione tăng lên gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nhung mao ruột nhỏ.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA METHIONINE TRONG CHĂN NUÔI
Trong chế độ chăn nuôi gia cầm thương mại, Methionine là acid amin thiết yếu đầu tiên. Methionine không chỉ là một thành phần của protein mà còn tham gia vào sự phát triển của đường tiêu hóa và hiệu suất trăng trưởng. Hơn nữa, nó có một chức năng tăng khối lượng cơ bắp, phát triển lông và cải thiện quá trình sản xuất trứng ở gia cầm.
Nguồn tham khảo: AllaboutFeed