Cắn mổ trên gà là hiện tượng rất đặc trưng và có thể nhận biết bằng mắt thường. Hiện tượng xảy ra bắt đầu từ việc một số con trong đàn mổ lông nhau, rồi mổ ngón chân, mổ mào, mổ đuôi và đặc biệt mổ hậu môn của nhau. Ðặc biệt, khi trong đàn có một con có vết thương bị chảy máu, thì cả đàn gà nuôi sẽ bị kích thích và xâu xé vào vết thương và cắn mổ vết thương đó.
1. Nguyên nhân gây ra cắn mổ trên gà
Xét theo tập tính tự nhiên của gà:
- Thích mùi tanh: thường thức ăn có mùi tanh như tôm, tép, giun, dế… sẽ hợp khẩu vị với đàn gà hơn. Để giành giật các loại thức ăn này, chúng sẽ dễ cắn mổ lẫn nhau
- Thích màu đỏ: gà thường mổ vào các vật mới, lạ, nhỏ xinh và đặc biệt có màu đỏ. Vì vậy, khi có một con gà trong đàn bị cắn mổ chảy máu thì các con gà khỏe mạnh khác sẽ xúm vào cắn mổ tiếp cho đến khi chết.
- Bản năng sinh tồn tự nhiên: trong “xã hội” của gà, cũng giống như chúng ta luôn muốn cạnh tranh để đứng vị trí cao hơn. Do đó, đa phần trong chăn nuôi gà sẽ xảy ra hiện tượng cắn mổ lẫn nhau.
Xét theo quá trình chăn nuôi
- Mật độ đàn lớn và dày: dễ gây ra hiện tượng cắn mổ do chuồng nuôi và không gian chuồng chật chội sẽ hạn chế tập quán bới tìm và làm tổ của gà.
- Thiếu thức ăn và nước uống (hay thiếu không gian của máng ăn/máng uống): trường hợp này gà phải đánh nhau để tranh giành thức ăn và nước uống, những con yếu dễ bị thương tích; máu và vết thương sẽ kích thích hiện tượng cắn mổ nhau ở cả đàn.
- Khẩu phần mất cân đối: khẩu phần giàu năng lượng, thấp xơ, thiếu protein và thiếu một số chất dinh dưỡng khác như vitamin, chất khoáng, các nguyên tố vi lượng cũng là nguyên nhân không kém phần quan trọng gây ra hiện tượng cắn mổ trên gà.
- Thời tiết quá nóng: Thời tiết hay nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng làm cho gà dễ bị stress nhiệt, làm gà trở nên bức bối, hung dữ hơn dễ gây ra hiện tượng cắn mổ nhau
- Thời tiết mưa kéo dài: đối với gà thả vườn, khi trời mưa chúng bị nhốt lại trong chuồng không thể ra sân chơi. Do đó, dễ bị chật chội và stress dẫn đến cắn mổ nhau.
- Quá sáng: Ánh sáng rất cần thiết trong chăn nuôi gà, nhưng nếu ánh sáng quá mạnh và kéo dài sẽ làm gà căng thẳng hơn, kích thích hiện tượng cắn mổ nhau.
- Môi trường nuôi không đảm bảo vệ sinh: gà bị ngứa rận mạt hay giun sán trong đường tiêu hóa… xung quanh chuồng trại dơ bẩn, có nhiều nhện, gián, chuột…
- Gà đẻ bị lòi búi trĩ: do phải đẻ nhiều, trứng to hay gặp vấn đề về sinh sản mà phần hậu môn bị lòi ra ngoài. Sẽ kích thích các con gà khác rượt đuổi cắn mổ nhau.
- Nuôi nhiều lứa cùng một đàn: Việc nuôi chung nhiều lứa gà hay nuôi những con gà có đặc điểm ngoại hình khác nhau vào chung một đàn, kích thích tính “tò mò” của gà.
2. Biện pháp hạn chế cắn mổ trên gà
Do có nhiều nguyên nhân gây cắn mổ trên gà nên sẽ có nhiều cách khắc phục và chữa trị tình trạng này. Trước tiên, cần xử lý tình huống cấp bách, đặc biệt là vết thương do cắn mổ trước rồi sau đó tiến hành khắc phục hiện tượng gà cắn mổ nhau.
Hình 1: Gà bị cắn mổ phần hậu môn; Hình 2: Gà bị cắn mổ moi ruột đến chết
Xử lí tình huống cấp bách khi gà cắn mổ nhau
- Cách ly những con gà cắn mổ nhau, sau đó sử dụng thuốc Xanh methylen để bôi vào trên vết thương của gà.
- Bổ sung điện giải hoặc Orgamin (chống cắn mổ trên gà) cho gà uống liên tục trong khoảng 3 ngày.
- Giữ chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi thường xuyên sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng.
- Điều chỉnh mật độ nuôi cho phù hợp.
- Ðảm bảo cung cấp đủ thức ăn, nước uống và tăng thêm lượng máng ăn máng uống cho gà. Cung cấp đủ đam, vitamin và chất khoáng vào khẩu phần ăn hàng ngày. Có thể sử dụng thêm rau xanh hoặc thân cây chuối cho gà ăn.
- Hạn chế những tác động làm cho đàn gà sợ hãi và bị xáo trộn.
- Ðiều chỉnh lại ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi cho thích hợp.
Orgamin – Chống cắn mổ, lên mào, mọc lông nhanh
Tiến hành khắc phục hiện tượng gà cắn mổ nhau
Cách khắc phục hiện tượng cắn mổ trên gà đang được áp dụng phổ biến hiện nay như: đeo kính cho gà, cắt (là) mỏ gà.
Đeo kính cho gà
Phương pháp đeo kính cho gà chính là sử dụng những chiếc kính nhỏ có màu đỏ đeo lên mỏ của gà. Nên sử dụng loại kính đeo có chốt có độ bền cao để có thể tái sử dụng nhiều lần và hạn chế tối đa tình trạng gà dùng chân đạp rớt kính như các loại kính đeo không chốt.
Đeo kính cho gà sẽ giúp hạn chế tầm nhìn của chúng, làm cho gà chỉ có thể nhìn ngang được, khiến chúng gặp khó khăn trong việc đuổi theo cắn mổ nhau. Từ đó, chúng sẽ bớt hung hăng hơn mà không ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của gà.
Cắt mỏ cho gà
Dùng máy cắt mỏ gà hoặc máy là mỏ gà để cắt đi khoảng 1/3 mỏ của gà, mục đích để mỏ gà không còn sắc nhọn nữa. Gà nuôi thịt cắt mỏ lúc 10 – 12 ngày tuổi, gà hậu bị cắt lúc 7 – 8 tuần hay 12 – 16 tuần tuổi. Tuy gà vẫn cắn mổ nhau nhưng sẽ hạn chế gây tổn thương và chảy máu.
Đây là cách thường được áp dụng tại các trang trại nuôi gà lớn và nhỏ. Tuy nhiên, bà con cần nắm vững kỹ thuật cắt mỏ gà để tránh làm gà đau và chảy máu.
Với những thông tin trên, mong bà con khắc phục được tình trạng gà cắn mổ lẫn nhau hiệu quả hơn. Chúc bà con chăn nuôi thành công! Liên hệ Vetcenter qua hotline 0944-45-05-05 để biết thêm thông tin khác nhé.